Mua ngay

+

Add to card

Noãn trôi dạt trên biển
Soi vào chính sử

Vạn Nhân Ký - Noãn kết thúc sau trận Mũi Đá Chồng, Nguyễn Ánh trốn thoát thành công khi Phúc Điển liều mình cứu chúa. Kể từ giai đoạn này, Nguyễn Ánh bắt đầu hành trình trôi dạt trên biển với nhiều giai thoại dân gian huyền bí. Ông đã đi đâu? Có nhiều tường thuật mâu thuẫn về hành trình của ông trong thời gian này, hãy cùng so sánh qua các nguồn sử liệu dưới đây.

Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh cho biết Nguyễn Ánh trốn tới đảo Cổ Cốt rồi sau đó sang Xiêm (bản đồ 1).

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức lại mô tả chi tiết hành trình bôn tẩu của Nguyễn Ánh về phía đông, tới đảo Côn Lôn (Côn Đảo), rồi đi tiếp sang Eo Sòi (Eo Lói) tại cửa biển Băng Côn (Bến Tre). Tại đây Nguyễn Ánh bị binh thuyền Tây Sơn bao vây ba vòng, phải liều chết đi tiếp về hướng đông bắc. Thuyền của Nguyễn Ánh tới cửa biển Ma Ly thuộc phủ Bình Thuận, lại bị hải quân Tây Sơn đổ ra bắt. Nhóm người của Nguyễn Ánh liều chết dong thuyền ra Biển Đông.

Sau một thời gian lênh đênh, thuyền trở về được Phú Quốc. Nguyễn Ánh chỉ sang Xiêm vào năm 1784, sau khi gặp được tướng Xiêm là Thát Xỉ Đa (Phraya Thatsada). Vị này nhận lệnh Xiêm vương đi tìm Nguyễn Ánh, có mang theo thư của Châu Văn Tiếp. (bản đồ 2)

Đại Nam thực lục dường như đã tổng hợp hai nguồn thông tin này để tạo ra một hành trình bắt đầu từ Phú Quốc, sang Côn Lôn (Côn Đảo), về Cổ Cốt, rồi lại về Phú Quốc. Cuối cùng đi tiếp về hướng Đông Bắc (bản đồ 3).

Hành trình ở bản đồ 3 bị sử gia Charles Maybon nghi ngờ, vì nó rối rắm và nhiều chi tiết không thực tế. Vì vậy, trong tác phẩm Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820), Maybon đề xuất chỉ định Côn Lôn ở được nhắc tới là Koh Rong mà ta hay gọi là đảo Cổ Long ở phía Tây Phú Quốc. Hành trình chạy nạn của Nguyễn Ánh trong Đại Nam Thực Lục được Maybon hiệu chỉnh (bản đồ 4), hợp lý hơn và được nhiều người chấp nhận.

Tuy nhiên, tình tiết nhóm người của Nguyễn Ánh bị bão dạt về phía đông (bản đồ 2) có lẽ là đáng tin hơn. Bằng chứng là nhóm người của Nguyễn Đức Xuyên trong trận Đá Chồng cũng bị trôi dạt về hướng Xích Lam (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nguyễn Đức Xuyên cũng là người đầu tiên nhắc đến những sự kiện thần kỳ mà nhóm Nguyễn Ánh trải qua khi lênh đênh trên biển, như việc múc được nước ngọt hay gặp cá nhảy vào thuyền trong Lý lịch sự vụ.

Bản đồ 1 - Mạc thị gia phả

Bản đồ 2- Gia Định thành thông chí 

Bản đồ 4 - Đại Nam Thực Lục được Maybon hiệu chỉnh

Bản đồ 3 - Đại Nam Thực Lục 

Tài liệu tham khảo

- Nguyễn Hoàn, Lê Quý Đôn, Vũ Miên (chủ biên), Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), Nxb. Văn Hóa Thông Tin, 2011.
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 1, Nxb. Giáo Dục, 2002.
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005.
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện chính biên sơ tập, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005.
- Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Nxb. Giáo Dục, 1998.

- Vũ Thế Dinh, Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả, Nxb. Thế Giới, Hà Nội, 2006.
- Đại Thanh Cao Tông thực lục, quyển 999, Trung Hoa thư cục, 1985.
- Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Văn Sử Học, 1973.
- Maybon, Ch.B., 1919, Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820), Paris, Plon.

Vạn nhân ký - Noãn

Ngay lúc này, bạn đã có thể đặt trước Vạn Nhân Ký – Noãn phiên bản giới hạn, được sản xuất chỉ với số lượng được đặt trước. Bản giới hạn bao gồm: 

- Tập truyện Vạn Nhân Ký - Noãn, 312 trang, bìa rời, khổ 14.5x20.5cm.
- Tiền truyện Vọng ca - 52 trang, khổ 13x18cm.
- 2 thẻ nhân vật ngẫu nhiên trong tổng số 13 thẻ nhân vật Vạn Nhân Ký – Noãn. 
- Sách có chữ ký tác giả.
Lưu ý: bản giới hạn chỉ sản xuất theo số lượng đặt hàng từ .../11/2022 đến .../12/2022. Thời gian trả hàng từ .../1/2022 đến .../1/2022. 

Mua ngay

+

Thêm vào giỏ

Phiên bản giới hạn
Đăt trước
Tác giả
Ý tưởng về câu chuyện của Noãn đã được Linh và Thạch ấp ủ trong nhiều năm. Ban đầu, Linh Thạch chỉ dự định gói gọn đứa con tinh thần của mình trong khoảng 80 trang truyện với nội dung xoay quanh mối quan hệ giữa người và kiếm. Nhưng khi càng đào sâu tìm hiểu, càng gắn bó với những nhân vật mình dày công nhào nặn, họ đã quyết định đặt ra thử thách mới cho bản thân - sáng tác một bộ truyện có quy mô đồ sộ hơn, đầu tư nghiên cứu để tái hiện từ phục trang, nhà cửa thuyền bè tới khí giới vũ trang được người Việt sử dụng vào thế kỷ XVIII trên nền câu chuyện dã sử. Linh và Thạch cố gắng mang đến cái nhìn bao quát một giai đoạn nhiều sự rối ren trong lịch sử dân tộc trong khi vẫn đi sâu xây dựng những bức chân dung nhân vật đa chiều. 
Ra mắt sách
Hồ Chí Minh
Reading Cabin 
18:00
20/12/2022
Hồ Chí Minh
Reading Cabin 
18:00
20/12/2022
Chân thành cảm ơn

Kuesb, Yên Bảo, Q

Chế bản

Mặc Sinh

Hỗ trợ tư liệu ngôn ngữ

Nguyễn Trung Tín

Hỗ trợ tư liệu hình ảnh

Châu Kim Hồng

Trợ lý

Nhân vật binh khí

Nam Binh Thần Khí - Kiên Kiu, Ultra Cat, Chanh

Sửa bản in

Quả Cà Kì Diệu